



TỔNG HỘI RẤT THÁNH ĐỨC MẸ MÂN CÔi
ARCHCONFRATERNITY OF THE MOST HOLY ROSARY
j
số hội viên hiện tại: 346600
Sách Tự Thuật của THÁNH AUGUSTINÔ
DẪN NHẬP
Có cần nhắc lại rằng Tự thuật của Thánh Augustinô (hay Con xin tán tụng vinh quang Danh Ngài) của Thánh Augustinô là một trong những cuốn sách lớn trong gia tài chung, không phân biệt chủng tộc và thời đại, là di sản bất diệt của nhân loại chăng?
Giám mục thành phố Hippone đã để lại rất nhiều tác phẩm khác, hơn tám mươi, đó là chưa kể đến những Bài giảng được các người ghi tốc ký chộp lấy tức khắc, các thư từ mà một vài bức thật sự là những chuyên luận. Tín điều, luân lý, giáo luật, triết học, những bình luận về các thánh vịnh hay về Tin Mừng, khai tâm các mầu nhiệm, các huấn dụ đến với đức tin kitô giáo, bút chiến chống lạc giáo: bất luận đề tài nào ông trình bày, hay đối tượng nào ông đeo đuổi, thì đâu đâu thiên tài của ông cũng chứng tỏ một tài khéo léo bậc thầy, lâu bền hơn cả đồng thau (aere perennius) (và phải nói là cả vàng ròng nữa) : trong số bao nhiêu tác phẩm có lẽ không có một tác phẩm nào mà lại không chứa đựng, y như những đồng tiền trong một kho tàng được chôn giấu, những công thức bằng một thứ kim loại tinh ròng và bền bĩ đến độ, rỉ sét không tấn công được, cũng không có tác phẩm nào lại không mở ra cho những tín hữu ao ước được tiến bộ trong hiểu biết (fides quaerens intellectum = đức tin đi tìm ý nghĩa như thánh tiến sĩ nói), những quan điểm sáng sủa. Tuy nhiên không một tác phẩm nào, thậm chí cả trong những đoạn chất lượng và mang tính hùng biện cao nhất, lại có thể làm cho chúng ta xúc động ngang với Truyện Thánh Augustinô cả. Là vì ở đây, tất cả đều xuất phát từ trái tim: một trái tim giống như trái tim chúng ta, cũng bị những cơn sốt, những xâu xé giày vò, những âu lo, phấn khởi, niềm vui, nỗi buồn ngày ngày quyện lấy nhau hình thành một chuỗi sự sống; thêm vào đó là một trái tim bị vạch trần, thành tâm khiêm tốn. Còn cần thêm gì nữa để đánh thức trong các tâm hồn và nối dài vô tận những tiếng vang huynh đệ?
Tuyện Thánh Augustinô nguyên tựa sách cũng đã lôi hút bởi những gì là cởi mở, thẳng thắn và đầy đủ được nó hứa hẹn mà không hề bị nội dung làm cho thất vọng. Có ai hơn Thánh Augustinô, trong hối hận đã tỏ ra thẳng thắn để nhận lỗi mà không che giấu bất cứ yếu đuối nào của mình ? mà là những lời xưng thú nào nhé ! rất nhục nhã cho bản ngã đấy ! Bao nhiêu là tì tật đáng xấu hổ, là dục vọng thầm kín không lành mạnh và là chủ ý đồi bại đen tối ! Bao nhiêu là cố tình và khoái cảm được ủ ê trong ác xấu ! Một sự giữ kẽ ngạo mạn chống đối lại mọi lời khuyên và vô cảm trước những dòng nước mắt của một người mẹ đầy yêu thương; việc nóng lònv vẫy gọi những cơn giông rồi sự buông thả say sưa cho những trận cuồng phong và cơn lốc của dục vọng. Việc đi tìm những hưởng thụ thô thiển và bẩn thỉu trong trình bạn; sự lệ thuộc vào những thói quen, sự ưa thích trạng thái khoái cảm trọn vẹn trong đó xác thịt chế ngự tinh thần. Tính kiêu ngạo dai dẳng của một lý trí, bất chấp được thánh danh Đức Kitô thu hút, vấn muốn đi tới sự hiển nhiên; cuối cùng là sự ưa chuộng trống rỗng và vô bổ của tên tự kỷ, yêu thích những dáng vẻ bề ngoài dối trá. người tội lỗi trước đây, nhớ lại hết tất cả những gì nơi ông là vết thương bị nhiễm khuẩn hôi thối, bị mưng mủ, những cơn đau và những lần tái phát. Ông xem xét, phân tích và mô tả, chăm chú tìm hiểu để vén mở, không chỉ những khía cạnh bên ngoài của căn bệnh, những triệu chứng, vết sẹo, mà còn cả sự tiến triển của những ổ bệnh chết người và tình hình thối rữa nội tâm nó kéo theo nữa; những chai cứng, những hoại tử, sự thối rữa của những ung nhọt. Rất khác với Jean-Jacques Rousseau, tác giả của cuốn "Những lời xưng thú" nổi tiếng khác chẳng biết do tính kiêu ngạo cuồng nhiệt nào thúc đẩy viết ra, Thánh Augustinô, xuất hiện như ông tự nhìn mình, tự lên án, thảm hại khốn khổ, theo lời ông nói, đáng ghê tởm khi gãi và làm nhức nhối thêm ghẻ lở của những đam mê và khi không còn biết hổ thẹn ông đắm mình trong bùn lầy các ngả đường của Babylon, ông giới thiệu với chúng ta câu chuyện không phải của một người xuất chúng mà là của một con người đáng thương không hơn không kém hàng nghìn con người khác, tất cả đều được nhào nặn trong cùng một loại đất sét, và tất cả cũng đều được ghi dấu ấn chung của tội lỗi mang tính di truyền.
Vả lại cần một chú thích vì sợ rằng, bị lạc hướng, chúng ta lại đi tìm trong tác phẩm cái gì khác và với chất lượng kém hơn cái mà tác giả đã muốn đặt ở đó. Sự xưng thú (= Confession số ít) theo nghĩa quen thuộc là sự xưng thú của hối nhân đặc biệt là ở tòa cáo giải. Vậy mà thánh Augustinô cần gì đi tìm nơi độc giả thêm sự thanh tẩy bằng một hành vi hoán cải, mà họ làm gì có thẩm quyền cơ chứ !. Phép thanh tẩy một lần dứt khoát đã chẳng xóa hết những vết bẩn của tuổi trẻ đó sao và sự thống hối đã chẳng xóa hết nợ rồi đó sao ? Đành là ông đang ngồi ở một chỗ danh dự trong hội Thánh và dân Chúa từ già chí bé, ai cũng ca ngợi sự nhiệt tình và thiên tài của ông, nên có lẽ giám mục nổi tiếng này cảm nhận nhu cầu hạ mình chăng?
Nhưng để có lợi cho ai cơ chú khi ông săm soi dò xét những lỗi cũ của mình ? Khuấy đảo lên lớp bùn cũ làm gì, thậm chị còn cò thể làm thoát ra những khí hôi thối độc hại nữa?
Thánh Augustinô giải thích mục đích của mình khi viết ra tác phẩm này: "Lạy Chúa Ngài cao cả và đáng được ngợi khen... còn con người là một nguyên tử trong tạo dựng, vậy mà con người này được bao bọc tứ phía bằng sự chết chóc, với bằng chứng về tội lỗi con người đã phạm, việc Ngài cưỡng lại những đứa kiêu ngạo, thì con người này muốn ngợi khen Ngài. Vâng dù là mộ nguyên tử trong tạo dựng, tuy vậy con muốn tán tụng Ngài".
Tác phẩm bắt đầu bằng những lời trên đây. Hai mươi lăm năm sau, trong khi xem lại từng tác phẩm một để sửa chữa, sau đây là những gì ông viết: "Mười ba cuốn sách (đúng hơn là mười ba chương) tôi muốn "xưng thú", ca ngợi Thiên Chúa qua những cái xấu cái tốt của mình". Thực ra, tác phẩm không hề nhắm làm đẹp lòng thiên hạ. Khi một nhà văn đã thỏa mãn được sự tò mò của con người phù phiếm rồi, thì ông sẽ còn lái gì cho mình, khi tác phẩm đã dẫn tới những lời phê phán khôn lường? Trước hết, Thánh Augustinô nhìn Thiên Chúa, Đấng duy nhất biết hết mọi sự một cách chính xác. Nếu Ngài có ngược đãi, làm cho bầm giập thì cũng để chữa lành, cứu chuộc. Cúng như các ngôn sứ người Hípri và cả Đức Giêsu đã hiểu xưng thú có nghĩa ngang với biểu dương, ngợi ca. Cũng như giáo sư, người Carthage cũng đã phải nói qua bới các học viên của mình (đừng ai trách móc tôi, nếu tôi thay ông làm nhà ngữ pháp vậy)
